Sự thống nhất biện chứng "kì - chân" trong Tây du kí



Đọc Tây du ký người ta dễ dàng gặp nhau ở một cảm nhận chung về sự thống nhất biện chứng giữa yếu tố'“kỳ” với yếu tố “chân”, mà biểu hiện cốt lõi của nó là “ảo trung hàm lý, kỳ trung ngụ tình" (trong cái ảo có chứa lý, trong cái kỳ có ngụ tình) [6, tr. 142] (tập 1). “Lý” bao gồm bản chất và quy luật của tự nhiên, xã hội được đúc rút từ những kinh nghiệm thông thường đến những khái quát triết học, “tình” bao gồm thế giới tinh thần, tình cảm phong phú, phức tạp của con người. Nếu đem đối chiếu nội dung bề mặt Tây du ký với hiện thực đời sống thì cùng lắm cũng chỉ thấỵ trong đó "ba phần thực bảy phần hư” (cách nói của Lỗ Tấn), nhưng căn cứ vào chiều sâu của những vấn đề, những quy luật mà nó đã khái quát thì có thể khẳng định rằng đây là một tác phẩm rất giàu tính chân thực và có ý nghĩa hiện thực vô cùng rộng lớn. Điều này có liên quan mật thiết với sự thống nhất “kỳ- chân" của tác phẩm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954) qua một số công trình của người Pháp

Ý nghĩa các tên gọi của Ngôi chùa dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa

Cơn ác mộng với loài người