Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2017

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 tại miền Nam Việt Nam

Để mô tả, phân tích, đánh giá về cuộc tổng tiến công của quân và dân ta trong đợt tết Mậu thân năm 1968, tác giả lụân văn đã nghiên cứu sâu sắc tình hình thế giới , tình hình trong nước và chủ trương chiến lược của Đảng trong việc quyết định cuộc tổng tiến (...) http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/34951

Nghiên cứu phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền SMS

Hình ảnh
Giới thiệu về phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền dịch vụ nhắn tin (SMS) và ứng dụng giao thức hỗ trợ truyền nhận tin nhắn (SMPP) trong việc phát triển một số chương trình dịch vụ giá trị gia tăng. http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/42628

TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG: THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ ASEAN - TRUNG QUỐC NHÌN TỪ CÁCH TIẾP CẬN CỦA TRUNG QUỐC VỀ QUYỀN LỰC

Bài viết dựa trên lý thuyết quyền lực trong quan hệ quốc tế để xem xét cách tiếp cận của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông với một số quốc gia ASEAN đặt trong tổng thể quan hệ ASEAN – Trung Quốc và hệ quả của nó. Bài viết lập luận rằng, cách tiếp cận của Trung Quốc về quyền lực là nguồn lực sản sinh quyền lực, quyền lực dùng để ép buộc và giành thắng lợi trong xung đột. Vì vậy, khi nguồn lực của Trung Quốc lớn hơn thì khả năng xung đột trên Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước ASEAN cũng sẽ gia tăng. Bài viết cho rằng một trong những giải pháp căn bản ngăn ngừa xung đột là tác động làm thay đổi cách tiếp cận của Trung Quốc về quyền lực. http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/58967

Vận dụng mô hình “Quản trị nhà nước tốt” ở Việt Nam

Thuật ngữ “Quản trị nhà nước” bắt đầu được sử dụng từ thập niên 1990, gắn với quá trình cải cách khu vực công ở các nước và thực thi mô hình quản lý công mới. Mô hình “Quản trị nhà nước tốt” có tám đặc tính cơ bản là: Mở rộng sự tham gia của công dân vào hoạt động quản lý nhà nước; Hoạch định chính sách trên nguyên tắc đồng thuận xã hội; Nền hành chính có trách nhiệm giải trình; Minh bạch; Đáp ứng; Hiệu quả và hiệu lực; Công bằng và thu hút; Nhà nước pháp quyền. Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tếquốc tế, việc vận dụng tám đặc tính này vào quản trị nhà nước ở Việt Nam là sự bổ trợ quan trọng cho phát triển và hiện đại hóa quản lý công. Bài viết phân tích bối cảnh thực hiện quản trị nhà nước tốt ở Việt Nam, đánh giá thành quả và các vấn đề đặt ra của mô hình quản lý này trong thời gian qua trên một số khía cạnh như xây dựng nhà nước pháp quyền, minh bạch và phòng chống tham nhũng, tăng cường sự tham gia của người dân, tăng cường trách nhiệm giải trình, đồng thuận, từ đó đề x

Phân cấp quản lí tài chính đối với giáo dục phổ thông ở Việt Nam - Một nghiên cứu tình huống tại Hà Nội

Phân cấp quản lí tài chính nói chung và phân câp quản lí tài chính trong giáo dục nói riêng là một xu thế tất yếu trong quản lí nhà nước. Mấy thập kỷ gần đây, các nhà nghiên cứu ở nhiều nước đã chứng minh được rằng phân cấp quản lí tài chính trong giáo dục và các chính sách đa dạng của phân cấp quản lí tài chính giáo dục (PCQLTCGD) có nhiều tác động tích cực đến chất lượng giáo dục (CLGD). Nguyên nhân là đã tạo được quyền chủ động của nhà trường trong việc phân bổ kinh phí phù hợp với nhu cầu hoạt động, làm tăng hiệu quả sử dụng kinh phí trong hoạt động giáo dục. Ở Việt Nam, PCQLTCGD mới được thực hiện và điều kiện thực hiện việc phân cấp tài chính còn nhiều hạn chế. Bài viết này tập trung nghiên cứu đánh giá tác động của phân cấp tài chính đến CLGD trung học phổ thông (THPT) Việt Nam thông qua một nghiên cứu tình huống ở một số trường THPT tại Hà Nội, từ đó đưa ra các khuyến nghị mang tính định hướng cho những cải cách tài chính giáo dục tiếp theo. http://repository.vnu.edu.vn/handle