Lòng sông cổ ở Hà Nội: Tái hiện và định hướng quản lý

Biến đổi lòng sông là đặc trưng cơ bản, có tính quy luật và phổ biến của hệ thống sông, đặc biệt là các sông ở đồng bằng châu thổ. Dấu vết điển hình của biến đổi lòng sông là hồ móng ngựa và các dải địa hình thấp trũng, được cấu tạo bởi trầm tích tướng lòng sông với cấu tạo hạt thô ở dưới, phần trên là các lớp hạt mịn xen các thấu kính than bùn. Trên các lòng sông cổ đó thường tiềm ẩn tai biến sụt lún đất và ngập lụt. Tại thành phố Hà Nội đã xác định được 3 thế hệ lòng sông cổ: thế hệ lòng sông cổ tuổi cuối Pleistocen phân bố ở phía bắc sông Hồng (Mê Linh, Đông Anh); thế hệ lòng sông cổ đầu Holocen phân bố ở phía tây sông Đáy (huyện Thạch Thất) và thế hệ lòng sông cổ Holocen muộn khá phổ biến, điển hình là dọc sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch và hệ thống hồ nước như hồ Tây, hồ Yên Sở,... Ngoài các vùng đất liên quan với biến động lòng sông trong Pleistocen, nay là thềm sông nổi cao ở Mê Linh và Đông Anh, các vùng đất còn sót lại sau quá trình biến động lòng sông vào Holocen muộn như Hoài Đức, Trung Hòa, Xuân Đỉnh, Hoàng thành Thăng Long là các khu vực có điều kiện địa hình cao, cấu tạo bởi trầm tích sét long lổ hệ tầng Vĩnh Phúc tuổi Pleistocen, cần được khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954) qua một số công trình của người Pháp

Ý nghĩa các tên gọi của Ngôi chùa dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa

Cơn ác mộng với loài người