Về vấn đề tồn tại của quốc gia Đại Cồ Việt thế kỷ X-XI

Trước đây trong giới sử học Việt Nam và nước ngoài không ai nghi ngờ rằng thế kỷ thứ X - đầu thế kỷ XI đã có quốc gia Đại Cồ Việt. Tuy nhiên tài liệu khảo cổ học chứng minh rằng quốc hiệu Đại Việt đã xuất hiện ở thế kỷ thứ X thời các triều đình Đinh và Lê. Người ta đã tìm được các viên gạсh mang dòng chữ Đại Việt quốc quân thành chuyên (大越國軍城磚) trong thành lũy của Hoa Lư. Trong khi đó không tìm thấy các viên gạch mang dòng chữ Đại Cồ Việt. Những tin tức về quốc hiệu Đại Cồ Việt đã xuất hiện chỉ trong những nguồn sử liệu thế kỷ XV. Lúc ấy các tác giả thời trung cổ đã bắt đầu sửa đổi lịch sử Việt Nam. Những sử liệu sớm hơn không nhắc đến quốc hiệu Đại Cồ Việt. Có thể đoán rằng Đinh Bộ Lĩnh đặt quốc hiệu Đại Việt vì các nguồn sử liệu cho biết rằng chính hoàng đế đó đã lập quốc gia. Thế kỷ X - đầu thế kỷ XI các triều đình độc lập đầu tiên che giấu quốc hiệu Đại Việt vì không muốn quan hệ xấu đi với nhà Tống. Người hiệu đính bộ sử [Đại] Việt sử lược Trung Quốc Tiền Hi Tộ đã bỏ chữ Đại trong quốc hiệu Đại Việt. Tiền Hy Tộ đã viết: “Trần Nhật Tôn [Lý Thánh Tông] tự xưng đế ở nước đó, tôn Công Uẩn làm Thái tổ Thần Vũ hoàng đế, quốc hiệu là Đại Việt”. [Việt sử lược NXB Thuận Hóa. 2005, tr. 14]. Các viên gạch nói trên đã được đóng ở trong thành đất, vì thế cho nên các sứ thần Trung Quốc đến Hoa Lư không thể thấy nó được. Chỉ đời vua thứ ba triều Lý là hoàng đế Lý Thánh Tông chính thức đã công bố quốc hiệu Đại Việt trong quan hệ ngoại giao với nhà Tống. Vì thế cho nên có thể khẳng định rằng nước Đại Cồ Việt không tồn tại được. Tuy nhiên phần lớn các nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài không chấp nhận quốc gia Đại Việt thế kỷ X - đầu thế kỷ XI.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954) qua một số công trình của người Pháp

Cạnh tranh đối với khu vực công: kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề của Việt Nam : Luận án TS. Kinh tế

Hợp tác đại học - doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam